Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên diễn ra vào rằm Tháng 8 Âm lịch hàng năm. Từ lâu đây đã là ngày lễ đặc biết dành cho các em thiếu nhi mỗi dịp mùa thu về. Vào ngày hội này các bạn nhỏ sẽ được tham gia nhiều hoạt động vui chơi dân gian bổ ích cùng nhiều món quà đặc trưng của mùa thu. Tết Trung Thu không chỉ dành cho trẻ con mà nó còn nhiều ý nghĩa khác nữa. Hãy cùng tìm hiểu về nguôn gốc, ý nghĩa cùng những hoạt động phổ biến vào ngày này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Tìm hiểu về ngày tết Trung Thu
Trung thu vốn đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam và đây là ngày hội lớn dành cho trẻ em nên rất được các bạn nhỏ đón chờ hàng năm.
Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?
Đã từ lâu vào mỗi mùa thu đến người ta lại náo nức chào đón ngày rằm Trung Thu thường được tổ chức vào rằm tháng 8 hằng năm. Vào thời điểm này, ánh trăng rất sáng và tròn và đây cũng chính là thời điểm các bạn nhỏ đùa vui bên mâm quả để phá cỗ, rước đèn.
Nhiều người cho rằng Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những câu chuyện cổ tích về đêm rằm Trung Thu khác nhau.
Ở Việt Nam, chắn hẳn ai ai cũng đều biết đến sự tích về chú Cuội và chị Hằng – câu chuyện luôn gắn liền với ngày Trung Thu. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu ghi chép rằng tết Trung Thu được tổ chức vào thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến cho mùa màng bội thu, người dân trong nước được ấm no.
Sự tích về tết Trung Thu
Câu chuyện về chú Cuội vốn được xem là biểu tượng của Trung Thu tại Việt Nam, đây được xem là sự tích về ngày lễ.
Truyện kể rằng ở cung trăng có nàng tiên xinh đẹp tên là Hằng Nga rất yêu quý trẻ con, trong một lần Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm Hằng Nga xuống trần gian tham khảo thì gặp Cuội. Cuội là một chàng trai thường nói dóc nhưng nấu ăn rất giỏi nên đươc trẻ con yêu quý.
Sau khi Hằng Nga nhờ chú Cuội làm bánh, Cuội đã bỏ hết các nguyên liệu vào và nướng là một chiếc bánh chưa được đặt tên và được mọi người tấm tắc khen ngon. Hằng Nga sau khi đem chiếc bánh này về dự thi liền thắng cuộc và được Ngọc Hoàng ban thưởng. Chàng Cuội vì không nỡ rời ra Hằng Nga nên đã theo chị Hằng lên Cung Trăng nhưng vì nhớ nhà, nhớ các em nên thường ngồi gốc đa khóc và nhìn xuống trần gian.
Vì điều này, hàng năm vào ngày rằm sáng nhất của mùa thu chị Hằng và chú Cuội được Ngọc Hoàng cho phép xuống trần gian vui đùa với các bạn nhỏ. Từ đó mới có ngày tết Trung Thu và bánh Trung Thu cũng được hình thành từ đây.
Khác với Việt Nam, nguồn gốc của Trung Thu lại bắt nguồn từ câu chuyện tình giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ. Ở một câu chuyện lịch sử khác, Trung Thu lại được gắn liền với cái chết của nàng Dương Quý Phi xinh đẹp làm say đắm nhà vua Đường Huyền Tông. Bởi vì mê sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Dương Ngọc Hoàn mà nhà vua bị triều thần cho rằng ngài đam mể tửu sắc, bỏ bê triều chính nên nhà vua đành ban cho nàng dải lụa trắng để tự vẫn. Vì niềm tiếc thương của nhà vua dành cho sủng phi khôn nguôi đã làm lay động các tiên nữ nên vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu nhà vua được đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi, từ đó mới có ngày tết Trung Thu.
Ngoài 2 sự tích điển hình trên còn có nhiều sự tích khác về đêm Trung Thu như: sự tích thỏ ngọc, câu chuyện Thường Nga Hậu Nghệ,…
Vào ngày này theo phong tục của người Việt Nam người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn gồm bánh kẹo, hoa quả để dâng lên tổ tiên và những người đã khuất sau đó tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng. Chính vì phong tục này mà Trung Thu còn có tên gọi khác rất ý nghĩa là “tết đoàn viên”.
Người Việt Nam thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ bằng những món quà và những lời động viên, hỏi thăm. Những ai đi xa sẽ cố gắng về để cùng ăn bữa cơm đoàn viên với gia đình.
Tết Trung Thu dần dần đã trở thành ngày tết dành cho thiếu nhi khi trẻ em khắp mọi miền tổ quốc đều háo hức đợi đến ngày nay để được vui chơi thoải mái, tham gia những hoạt động vào ngày rằm Trung Thu như: rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, văn nghệ cùng người thân và bạn bè.
Những món đồ chơi trong ngày rằm Trung Thu là những thứ bồi bằng giấy hình các con vật, những chiếc đèn ông sao sáng lấp lánh cùng những bài hò hay những bài hát về con lân, về chú Cuội chị Hằng,….
Đối với những quan niệm của người xưa, tết Trung Thu còn là dịp để người nông dân ngắm trăng mà tiên đoán về mùa màng trong năm đó cũng như vận mệnh quốc gia ra sao. Nếu trăng màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm, nếu trăng màu xanh thì năm đó sẽ có thiên tai và trăng màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị.
2. Tết Trung Thu 2021 được tổ chức vào ngày nào?
Theo lịch vạn niên thì tết Trung Thu 2021 sẽ được diễn ra vào thứ 3, ngày 21 tháng 9 năm 2021 dương lịch tức rằm tháng 8 âm lịch.
Việc nắm rõ được lịch Trung Thu sẽ giúp bạn sắp xếp được kế hoạch công việc của mình để có thể chuẩn bị những món quà dành cho ông bà, cha mẹ của mình cũng như chuẩn bị quà tặng và mâm cỗ cho các con cùng phá cỗ.
Ngoài ra, đối với những người kinh doanh và sản xuất những mặt hàng liên quan đến ngày rằm Trung Thu cũng sẽ có kế hoạch sản xuất và nhập hàng đa dạng để phục vụ người dân mua sắm.
Đối với những địa điểm du lịch sự kiện cũng sẽ có những chương trình dành cho du khách cùng đón Trung Thu vui và ý nghĩa.
Vào tết Trung Thu sẽ có một số hoạt động đặc trưng thường được tổ chức tại địa phương, trường học hay nhiều khu vui chơi giải trí khác để các bạn nhỏ tham gia .
Múa lân sư rồng
Múa lân là hoạt động không thể thiếu vào ngày tết Trung Thu cổ truyền không chỉ tại Việt Nam mà ở Trung Quốc cũng được tổ chức. Trong tiếng trống thùng thình vang lên cùng tiếng hò reo vui mừng của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tạo nên một không khí rộng ràng và nhộn nhịp và đêm rằm Trung Thu. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống và quan trọng trong ngày hội này.
Rước đèn ông sao
Có một bài hát quen thuộc vào đêm Trung Thu chính là “ chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu…”, đây được xem là hoạt động bản sắc truyền thống vào ngày tết Trung Thu dành cho các em thiếu nhi. Ngày trước, đèn ông sao được làm bằng giấy kính nhiều màu sắc và dùng nến để thắp sáng phía bên trong nhưng ngày này đèn Trung Thu rất đa dạng về kiểu dáng, chủng loại cho đến màu sắc để các bạn nhỏ lựa chọn hình mẫu mình yêu thích.
Vào đêm Trung Thu, các em thiếu nhi sẽ cùng nhau xếp hàng, bám đuôi nhau ca hát hoặc đi xung quanh phố phường kết hợp cùng 2 nhân vật nổi tiếng là chị Hằng và chú Cuội, đầy được gọi là đi rước đèn.
Chơi các trò chơi dân gian
Những trò chơi dân gian là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết Trung Thu hàng năm. Các trò chơi vận động thường được tổ chức như: kéo co, bịt mắt đánh niêu, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột,…. Nó gắn liền với tuổi thơ của người lớn và cũng là sự gắn kết đối với các em nhỏ để giao lưu, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động tập thể.
Sau khi chơi những trò chơi dân gian xong các bạn thiếu nhi sẽ được phá cỗ Trung Thu cùng nhiều bánh kẹo khác mà người lớn đã chuẩn bị.
Thi ca hát, diễn kịch
Có rất nhiều chương trình và hoạt động khác nhau trong ngày tết Trung Thu nhưng mục ca hát luôn không thể thiếu. Người dẫn chương trình sẽ có những món quà hấp dẫn và các bạn nhỏ sẽ trổ tài ca hát, thể hiện tài năng và hát những bài hát liên quan đến mùa thu, đến đêm trăng rằm tháng 8, về đêm Trung Thu,…
Thưởng thức những món ăn đặc trưng
Trung thu không thể thiếu bánh kẹo, mâm ngũ quả được sắp xếp từ nhiều loại quả khác nhau như: bưởi, dưa hấu, táo, lựu,…. Đặc biệt, có một loại bánh chỉ bán vào Trung Thu đó chính là bánh Trung Thu. Loại bánh này có 2 loại: bánh dẻo và bánh nướng với nhiều loại nhân khác nhau. Bánh nướng ngoài nhân thập cẩm truyền thống ngày này còn đươc biến tấu với nhiều loại vỏ và nhân khác nhau như: trà xanh, đậu đỏ, mè,….. Đây cũng là món quà mà bạn có thể dành tặng cho ông bà, cha mẹ và những người thân của mình trong bữa ăn đoàn viên vào đêm Trung Thu.
Chắc hẳn ai cũng đã trải qua tết Trung Thu của đời mình và cũng có nhiều kỷ niệm về ngày hội này. Hi vọng vào mỗi đêm rằm tháng tám hàng năm bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình để cùng phá cỗ, ngắm trăng đón Trung Thu nhé.